HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ

  • Home
  • >HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ

Với xu hướng công nghệ số hiện nay, hợp đồng điện tử giúp các doanh nghiệp tối ưu thời gian và chi phí trong các giao dịch kinh tế. Vậy hợp đồng điện tử là gì, có khác biệt gì so với hợp đồng truyền thống? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

 

1. Định nghĩa hợp đồng điện tử theo Pháp luật Việt Nam

Theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 Luật giao dịch điện tử 2005định nghĩa hợp đồng điện tử được ghi: “Hợp đồng điện tử là loại hợp đồng mà các bên tham gia thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ gửi đi, nhận lại, đồng thời được lưu trữ trên các phương tiện điện tử như công nghệ điện tử, kỹ thuật số, quang học cùng các phương tiện điện tử khác.”

Như vậy, đây là loại hợp đồng được thiết lập, gửi đi, nhận lại và lưu trữ thông qua các phương tiện điện tử như công nghệ điện tử, kỹ thuật số, quang học,… Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý giống như hợp đồng văn bản truyền thống.

Hợp đồng điện tử được giao kết thông qua nền tảng phương tiện điện tử

Hợp đồng điện tử được giao kết thông qua nền tảng phương tiện điện tử

 

2. Đặc điểm của hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử có những đặc điểm cơ bản sau: 

2.1 Thực hiện giao kết bằng thông điệp điện tử

Điểm đặc trưng của  hợp đồng điện tử là việc giao kết, đề nghị giao kết, thực hiện giao kết, lưu trữ đều bằng thông điệp điện tử, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 

Thông điệp điện tử là các thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận lại và lưu trữ bằng phương tiện điện tử, bao gồm chứng từ điện tử, điện tín, điện báo, email, fax,… 

2.2 Mọi quy trình thực hiện đều ở trên môi trường số 

Mọi bước thực hiện trong quy trình ký kết đều thực hiện trên môi trường số hóa, thông qua Internet. Hai bên không cần in hợp đồng, tài liệu ra giấy và gặp mặt nhau trực tiếp để giao kết hợp đồng. 

Điều này đòi hỏi các bên cần thận trọng khi thỏa thuận, soạn thảo, ký kết và lưu trữ hợp đồng. Các hoạt động điều chỉnh, sửa hợp đồng cần có lịch sử chỉnh sửa để làm cơ sở nếu có tranh chấp xảy ra.

Điều này mang lại nhiều lợi ích dành cho doanh nghiệp khi sử dụng hoá đơn điện tử, bao gồm: bảo mật cao, lưu trữ an toàn và tìm kiếm dễ dàng, tối ưu chi phí, tiết kiệm thời gian.

2.3 Có ít nhất 3 chủ thể tham gia

Với hợp đồng truyền thống thì chỉ cần 2 chủ thể là bên bán và bên mua. Nhưng với hợp đồng điện tử, bên cạnh 2 chủ thể bán và mua thì cần có chủ thể thứ 3 – chính là các nhà cung cấp mạng hoặc cơ quan chứng thực chữ ký điện tử.

Cơ quan chứng thực chữ ký điện tử đóng vai trò đảm bảo giá trị pháp lý cho hợp đồng. Chủ thể thứ 3 không tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng điện tử mà chỉ có vai trò hỗ trợ đảm bảo hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý và được thực hiện hiệu quả

Tòa Monaco, 116 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội       kinhdoanh@htcjsc.vn       079.798.6666
Văn Phòng HCM: Tầng 6, Tòa nhà Serepok, 56 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh